Nga Ukraine là hai quốc gia láng giềng từng có viết tên chung trong nhiều giai đoạn lịch sử. Giữa cuộc sống hoà bình hiện nay, khi Mỹ rút quân khỏi Iraq chưa lâu thì thế giới tiếp tục xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Cho tới hiện nay cuộc chiến này vẫn chưa có hồi kết giữa nhiều ý kiến tác động từ nhiều bên.
Chiều dài lịch sử 30 năm tạo nên xung đột Nga Ukraine
Để dẫn tới căng thẳng và xung đột ngày hôm nay cả hai quốc gia đã có chung lịch sử nhiều năm. Dưới đây là 3 giai đoạn đáng chú ý với nội dung HI88 Media thu thập được dưới đây:
Năm 1992 – 2003: Ukraine tách khỏi Nga
Tháng 12-1991, Việc thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), đánh dấu sự tan rã của Liên Xô được Ukraine, Nga và Belarus thỏa thuận Belovezhskiy . Matxcơva cũng hy vọng duy trì sự ảnh hưởng của mình thông qua SNG và tiềm năng cung cấp khí đốt giá rẻ cho các quốc gia này.
Sau đó không lâu Nga và Belarus đã thành lập nhà nước liên minh, nhưng Ukraine hướng dần về phía phương Tây. Chính điều này đã không làm hài lòng những người đứng đầu nước Nga.
Tuy nhiên lúc này Ukraine có tiềm lực về quân đội không hề nhỏ với việc thừa hưởng từ Liên Xô nửa triệu quân và kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới. Kiev đồng ý bàn giao hết tên lửa cho Nga, đổi lại sự đảm bảo an ninh (Bản ghi nhớ Budapest) và đặc quyền hỗ trợ kinh tế.
Trong thời gian này, phương Tây chưa có ý định kéo Ukraine về nên phản ứng của Nga vẫn còn kiềm chế. Sau khi Liên Xô tan rã 1991, kinh tế Nga còn yếu ớt, trong khi cuộc xung đột Chechnya khiến ngân khố cạn kiệt.
Năm 2003 – 2013: Tình bạn Nga Ukraine tiếp tục rạn nứt
Mùa thu 2003, Tại eo biển Kerch hướng tới đảo Tuzla của Ukraine Nga bất ngờ xây dựng một con đập. Kiev xem đây là hành động mang tính phân chia biên giới. Điều này đã đẩy căng thẳng giữa hai nước tăng cao. Cuộc gặp lãnh đạo của quốc gia làm dịu đi tình hình và đập đã ngừng xây dựng.
Năm 2004 tại cuộc bầu cử tổng thống Ukraine, Nga ủng hộ Viktor Yanukovich là ứng viên thân Kremlin. Sau đó Chính trị gia Viktor Yushenko trở thành tổng thống Ukraine. Chiến thắng này của ông đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Nga.
Trong khoảng thời gian ông Yushenko nắm quyền, Nga hai lần đóng van dẫn khí đốt qua Ukraine (năm 2006 và 2009) khiến châu Âu “khóc thét”. Mùa hè năm 2013, Nga chặn biên giới không cho hàng hóa Ukraine xuất khẩu vào trước ngày Kiev ký kết văn kiện.
Đến mùa thu 2013, chính quyền Tổng thống Yanukovich (đã nắm quyền từ năm 2010) do áp lực từ Nga tuyên bố ngừng ký hiệp ước với Brussels. Quyết định này khiến ông Yanukovich phải bỏ chạy sang Nga tị nạn tháng 2-2014 bởi làn sóng biểu tình lớn ở Ukraine.
Năm 2014 – 2021: Sự kiện sáp nhập Crimea
Tháng 3-2014 Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Bên cạnh đó “nước cộng hòa nhân dân tự xưng” Donetsk và Lugansk được thành lập nhờ sự hậu thuẫn của quân đội Nga cho các lực lượng ly khai ở Donbass, miền đông Ukraine.
Cuộc chiến gây thiệt hại nhiều người dân thường và quân đội của hai nước
Năm 2021, Nga điều quân đến sát biên giới Ukraine hai lần. Tháng 12, Tổng thống Putin ra tối hậu thư đầu tiên với nội dung yêu cầu Mỹ và NATO không được kết nạp Ukraine và các nước Liên Xô cũ vào liên minh bên cạnh đó không được hỗ trợ quân sự. Tuy nhiên NATO từ chối.
Năm 2022: Nga công bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở đông Ukraine chính thức nổ ra
Một số mốc lịch sử trong 1 năm chiến sự Nga Ukraine
Ngày 24-2-2023 tròn một năm chiến tranh tại Nga và Ukraine diễn ra. Cùng nhìn lại một số mốc lịch sử trong 1 năm đầy biến động tại hai quốc gia này dưới đây:
- 24-2: Nga phát động chiến tranh tại Ukraine từ phía bắc, đông và nam quốc gia này.
- 2-3: Nga tuyên bố nắm kiểm soát tại thành phố miền nam Kherson.
- 13-4: Tên lửa của Ukraine đánh chìm tàu Moskva, soái hạm của Hạm đội Biển Đen của Nga.
- 16-5: Tại thành phố Mariupol, những người Ukraine bảo vệ Nhà máy thép Azovstal đầu hàng Nga.
- 22-7: Nga và Ukraine đạt thỏa thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc tại Biển Đen thông qua sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc,.
- 6-9: Ở đông bắc Kharkov quân đội Ukraine mở cuộc phản công bất ngờ.
- 21-9: 300.000 quân dự bị được tổng thống Putin ra lệnh huy động.
- 30-9: Tổng thống Putin ký văn bản sáp nhập bốn khu vực của Ukraine vào Nga.
- 9-11: Trước sự phản công của Ukraine Nga tuyên bố rút khỏi TP Kherson .
- 21-12: Tổng thống Ukraine có chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi xung đột với Nga tại Mỹ.
- 12-1-2023: Thị trấn Soledar bị Nga tuyên bố chiếm đóng.
Nga Ukraine – cuộc chiến tranh vẫn chưa có hồi kết
Cho tới nay tình hình chiến sự tại Ukraine vẫn còn là mối quan tâm của toàn bộ người dân trên toàn thế giới. Chiến tranh đã tàn phá quốc gia này cũng với nhiều người cũng bị thiệt mạng. Vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự kết thúc của cuộc chiến này.
Nhiều người cho rằng với khả năng của mình Nga có thể ăn đứt Ukraine, nhưng không giữa hai bên vẫn là những hồi ăn miếng trả miếng cực mạnh. Dù thế nào sự tổn thất dành cho cả hai bên đều không nhỏ.
Ngỡ rằng chiến tranh không còn xảy ra nhưng không, giữa thời bình những tổn thương từ tình hình chính trị giữa Nga Ukraine vẫn tác động tới người dân tại hai quốc gia này. Mong rằng cuộc chiến này sớm kết thúc, hoà bình được lập lại để cuộc sống của mọi người được trở về như bình thường.