Dịch đau mắt đỏ – Bí quyết nằm lòng cần biết để xử lý khi bị

đau mắt đỏ

Bắt đầu vào mùa thu, bệnh đau mắt đỏ đang lây lan mạnh đúng lúc học sinh cả nước tựu trường. Không chỉ ở trẻ em, rất nhiều người lớn cũng phải đến các cơ sở y tế để xử lý khi bị đỏ mắt. Vậy bệnh khiến mắt chuyển đỏ này đến do đâu, cách thức phòng tránh, xử lý như thế nào? Cùng Hi88media giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

Đau mắt đỏ có nguy cơ lớn lây lan thành dịch

Theo số liệu thống kê của Bộ y tế, trong 2 tuần đầu tháng 9 các bệnh viện ở TP HCM đã tiếp nhận khoảng 4000 trường hợp nhập viện vì bị đỏ mắt. Ở các tỉnh thành phía Bắc và Trung như Hà Nội, Đà Nẵng,… số ca mắc cũng lên tới hàng nghìn. Trong số đó trẻ em chiếm quá nửa với hơn 2000 ca nhập viện.

Đây là con số cao bất thường, dễ tạo nguy cơ lây lan thành dịch trên phạm vi toàn quốc. Cần biết rằng trong 8 tháng đầu năm nay, số ca bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ) đã thắng gần 2000 người so với cùng kỳ. Cá biệt có bệnh viện Nhi đồng 1 đón bệnh nhi gặp các triệu chứng bị đỏ mắt tăng gấp 3 lần. Ngoài ra còn có nhiều cụm dịch khác trên cả nước:

  • Bình Phước: 2/3 trường học có học sinh mắc các bệnh liên quan đến viêm kết mạc.
  • Hà Tĩnh: riêng Huyện Hương Khê có hơn 5000 trường hợp, ghi nhận gần 2500 ca thuộc các khối học phổ thông nghỉ học.
  • Cần Thơ: Mỗi ngày có khoảng 200 bệnh nhi bị đau mắt đỏ đến khám trên mỗi đơn vị.
Bệnh viêm kết mạc đang có nguy cơ bùng thành dịch trên phạm vi cả nước
Bệnh viêm kết mạc đang có nguy cơ bùng thành dịch trên phạm vi cả nước

Do đây là căn bệnh có tính lây truyền qua tiếp xúc, rất nhiều phụ huynh lẫn học sinh đã phải nghỉ làm, nghỉ học. Ít thì 3 ngày, nặng thì 10 ngày, viêm kết mạc khiến cuộc sống của người dân đảo lộn.

Nguyên nhân bị đỏ mắt, viêm kết mạc

Những người bị viêm kết mạc có thể do một trong ba yếu tố.

Virus

Thủ phạm chính gây ra bệnh đỏ mắt là virus, nhất là 2 chủng Enterovirus và Adenovirus. Chúng cũng là nguyên nhân gây nên những triệu chứng như cộm mắt, rát ngứa mắt, chảy nước mắt, ghèn dây lỏng. Tính phát tán nhanh của virus cũng khiến bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh nếu tiếp xúc với nước mắt của người bệnh.

Vi khuẩn

Bên cạnh virus, viêm kết mạc còn có thể do các loại vi khuẩn yếm khí như Staphylococcus, Haemophilus gây ra. Bạn có thể xác định mắc trường hợp này nếu bị ngứa 2 mí mắt, ngủ dậy có ghèn vàng, xanh nhạt hoặc chảy nước mắt liên tục không tự chủ. Bị viêm kết mạc do vi khuẩn không có khả năng lây lan rộng rãi, tuy nhiên chúng có thể để lại những tổn thương nghiêm trọng cho mắt nếu không xử lý kịp thời.

Đau mắt đỏ có 2 thủ phạm chính là virus và vi khuẩn với triệu chứng tương tự
Đau mắt đỏ có 2 thủ phạm chính là virus và vi khuẩn với triệu chứng tương tự

Dị ứng

Một số người có dị ứng với phấn hoa, lông thú cưng, bụi, các loại khói thuốc,… cũng có thể bị viêm kết mạc. Chúng cũng khiến người bệnh đau mắt, chảy nước mắt không kiểm soát và ngứa 2 khóe mắt rất khó chịu. Tuy nhiên trường hợp bị đỏ mắt do dị ứng không thể lây truyền từ người này sang người khác.

Nên làm gì để phòng tránh dịch đau mắt đỏ 

Hãy tuân thủ những điều sau đây, bạn sẽ an toàn trước dịch đỏ mắt đang gây lo ngại.

  • Giữ gìn vệ sinh mắt mỗi ngày, rửa mắt sau khi đi ngoài đường bằng natri clorua, nước muối 0,9%.
  • Không dùng chung các vật dụng với người khác như khăn mặt, chén, ly, gối, mền,…
  • Ăn, uống các loại trái cây, nước ép chứa nhiều vitamin A, C, các loại vitamin nhóm B như cam, chanh, cây họ đậu, rau xanh.
  • Hạn chế đến các khu vực đông người, nhất là những nơi được cảnh báo đang có dịch đau mắt đỏ.
  • Không được tạo thói quen dụi mắt khi ngứa, chảy nước mắt bởi dễ khiến vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, không bị ẩm mốc.
  • Sử dụng kính khi tham gia giao thông, đi ra ngoài.
Không được dụi mắt bởi dễ khiến vi khuẩn xâm nhập gây đỏ mắt
Không được dụi mắt bởi dễ khiến vi khuẩn xâm nhập gây đỏ mắt

Khi bị đau mắt đỏ người bệnh cần làm gì?

Khi không may bị đỏ mắt, bạn cần phải thực hiện các điều sau để bảo vệ bản thân và cả người khác.

Rửa mắt thường xuyên

Đây là phương pháp điều trị tận gốc giúp người bệnh viêm kết mạc nhanh lành nhất. Các bác sĩ khuyến nghị nên dùng natri clorua 0,9% hay nước muối sinh lý công nghiệp. Có thể thay thế bằng các loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng theo chỉ định nếu bị bội nhiễm, tức ở thể nặng.

Nên sử dụng các loại thuốc điểm mắt, nước muối để vệ sinh khi bị đau mắt đỏ
Nên sử dụng các loại thuốc điểm mắt, nước muối để vệ sinh khi bị đau mắt đỏ

Nghỉ ngơi, bảo vệ mắt

Người bị đau mắt đỏ nên tạm dừng các hoạt động như đi học, đi làm và nghỉ ngơi khoảng 10 ngày. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài thì nên đeo kính để chống bụi bẩn xâm nhập cũng như hạn chế tiếp xúc, tránh lây lan. Mỗi ngày 3 lần, bạn hãy lấy khăn lạnh chườm lên mắt để làm giảm dịu cơn đau.

Một điều mà bạn cũng nên làm quen đó là luôn rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn. Không được sử dụng tay, áo để dụi mắt bởi chúng chỉ giúp bạn thỏa mãn cơn ngứa tức thời nhưng dễ làm bệnh thêm nặng.

Dù không có khả năng đe dọa đến tính mạng, đau mắt đỏ vẫn có thể khiến người bệnh suy giảm thị lực và chất lượng cuộc sống. Thế nên bạn hãy tuân thủ những lời khuyên của chuyên gia để bảo vệ mình và người khác, ngăn nó trở thành dịch.

Xem thêm: Doctor Strange: Review Bom Tấn Phù Thủy Tối Thượng 2016