Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở cao và đang trong quá trình hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu, do đó, ít nhiều cũng đã chịu tác động từ chiến sự Ukraine và Nga. Mặc dù, những ảnh hưởng trực tiếp không lớn, tuy nhiên các tác động gián tiếp luôn là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm.
Những tác động của chiến sự Ukraine và Nga đến kinh tế Việt Nam
Sau khi chiến sự Ukraine và Nga nổ ra, các nước phương Tây đã có những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Đồng thời, Nga cũng đưa ra những phản ứng của mình để đối phó lại. Những việc làm này đã gây ra các tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Trong đó, có thể kể đến những rủi ro mà kinh tế Việt Nam gặp phải như:
Các hoạt động thương mại và đầu tư đều bị ảnh hưởng
Đối với Việt Nam Ukraine và Nga đều là đối tác thương mại rất quan trọng. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang Nga và Ukraine không lớn. Nhưng đây lại là những thị trường có sự lan tỏa với liên minh Á – Âu, khu vực mà Việt Nam đã ký kết FTA (Hiệp định thương mại tự do).
Cho nên, chiến sự Ukraine và Nga sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng từ đó gây ra những tác động đến hầu hết các thị trường liên đới khác. Rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam đã cắt nguồn cung nguyên liệu, đơn hàng bị ngưng trệ hay chậm trễ trong việc thanh toán…
Đồng thời việc Mỹ và phương Tây cấm một số ngân hàng của Nga tham gia vào các giao dịch quốc tế đã khiến việc hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Nga gặp rất nhiều khó khăn.
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
Nga là nơi xuất phân bón nhiều nhất thế giới, đặc biệt là các sản phẩm phân urê và kali. Khi chiến sự Ukraine và Nga xảy ra, giá cổ phiếu phân bón ở trên sàn chứng khoán của Việt Nam tăng vọt. Chính sự đứt gãy trong vấn đề cung ứng các thành phần của phân bón đã khiến cho giá bán của hầu hết các loại hàng hóa nông nghiệp tăng lên.
Bên cạnh đó, Nga cũng là thị trường tiềm năng về xuất khẩu và nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Chiến sự Ukraine và Nga đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc xuất khẩu các loại nông sản của Việt Nam sang Nga và ngược lại. Quan trọng nhất đó chính là sự thiếu hụt về nguồn cung đến từ Nga và Ukraine đã làm cho nguyên liệu đầu vào tăng giá khiến trên toàn cầu đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sản xuất bị đình trệ do đứt gãy nguồn cung nguyên liệu
Cả Nga và Ukraine đều có những vị thế rất quan trọng trong chuỗi cung ứng và chuỗi năng lượng toàn cầu. Đặc biệt, Nga được xem là nhà cung cấp lớn của thị trường nhiều nước trên thế giới với đa dạng mặt hàng.
Cho nên, sự gián đoạn trong quá trình sản xuất và cả quá trình phân phối sản phẩm đã làm cho chuỗi cung ứng bị phá vỡ, gây ra những ảnh hưởng đến giá cả của nhiều mặt hàng quan trọng. Khi xung chiến Ukraine và Nga xảy ra, giá những mặt hàng thế mạnh của nước Nga như là phân bón, lúa mỳ, than, thép và các kim loại cơ bản đều đã tăng vọt.
Chính những điều này đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam phải dừng sản xuất do không tìm được đầu vào nguyên liệu hoặc có tìm được nhưng giá thành quá cao cũng không thể tiếp tục kinh doanh được.
Giá dầu tăng cao khiến cho chi phí hậu cần và vận chuyển tăng
Nga chính là một trong những nguồn cung dầu mỏ lớn trên thế giới, khi chiến sự nổ, Nga đã hạn chế việc cung cấp dầu mỏ ra thị trường thế giới. Vì vậy, giá dầu cũng theo đó được tăng cao. Vấn đề này đã tạo ra những áp lực đến vấn đề gia tăng chi phí hậu cần logistics lên toàn bộ hệ thống vận chuyển toàn cầu. Và đương nhiên, kinh tế Việt Nam cũng sẽ chịu tác động tiêu cực từ vấn đề này.
Chiến sự Ukraine và Nga mang đến cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực được đề cập ở phần trên, chiến sự Ukraine và Nga cũng tạo ra khá nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh tế Việt Nam, cụ thể đó là:
Xem thêm:
- Cập nhật tình hình chiến sự Nga: Căng thẳng leo thang
- Cập nhật chuyển động của Ukraine Nga trong 24h đã qua
Cơ hội lớn để Việt Nam có thể xuất khẩu nông sản sang châu Âu
Do lệnh cấm vận đến từ Mỹ và các nước phương Tây cộng thêm việc người dân châu Âu tự động tẩy chay các loại hàng hóa của Nga. Cho nên, các nước châu Âu đang rất cần nguồn cung cấp nông phẩm và ngũ cốc để thay thế. Đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường gia nhập vào thị trường EU ở các lĩnh vực như lương thực, nông phẩm.
Cơ hội đa dạng hóa được thị trường xuất nhập khẩu
Nga và Ukraine là thị trường xuất nhập khẩu của rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi chiến sự giữa hai nước này nổ ra cộng thêm lệnh cấm vận Nga từ các nước phương Tây thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tìm kiếm những thị trường mới để thay thế. Đây được xem như là một cơ hội để Việt Nam mở rộng mối quan hệ bạn hàng với nhiều nước trên thế giới.
Ví dụ như thay vì nhập khẩu lúa mì, ngô từ Nga như trước đây, bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển đổi sang Mỹ. Bởi vì, những mặt hàng này Mỹ sản xuất cũng rất nhiều…
Giá dầu thế giới tăng giúp nguồn thu ngân sách của Việt Nam từ dầu thô tăng
Mặc dù chiến sự giữa Ukraine và nga khiến giá dầu tăng tạo ra sức ép lớn đến lạm phát và những mục tiêu ổn định kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, việc giá dầu thế giới tăng cũng mang đến nhiều lợi ích cho ngành Dầu khí Việt Nam. Khi giá dầu tăng, nguồn thu ngân sách của nước ta từ dầu thô cũng đã tăng hơn 57% (tháng 02/2022) và cũng đã đóng góp gần 29% vào dự toán thu ngân sách của Việt Nam.
Nói chung, Việt Nam vốn là bạn hàng truyền thống của cả Ukraine và Nga. Do đó, chiến sự Ukraine và Nga đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đe dọa đến sự thiếu hụt, và đứt gãy các chuỗi cung ứng, sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết cách đa dạng hóa thị trường và tận dụng tốt những cơ hội của xung đột thì nền kinh tế nước ta cũng sẽ có những bước chuyển mình đáng kể.